Viêm họng là bệnh hô hấp phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên trẻ em độ tuổi dưới 7-8 tuổi có tỷ lệ mắc cao. Thống kê cho thấy có đến hơn 90% người bị viêm đau họng là do virus. Một số ít bệnh có thể khởi phát do vi khuẩn, dị ứng hoặc một số nguyên nhân không nhiễm trùng khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách điều trị viêm đau họng hiệu quả, người bệnh cần nắm được những điều cơ bản, chính xác về bệnh.
VIÊM HỌNG LÀ GÌ?
Viêm họng là tình trạng sưng viêm xảy ra ở niêm mạc hầu họng, gây đau rát, khó chịu đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần, mà không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra viêm amidan hoặc có thể tồn tại dưới dạng cấp hay mãn tính.
PHÂN LOẠI
Viêm họng được chia thành 2 thể: viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.
-
Viêm họng cấp
Các triệu chứng thường bùng phát đột ngột nhưng thường đáp ứng tốt với điều trị và thuyên giảm nhanh.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, người ta chia viêm họng cấp tính thành 2 loại:
Viêm họng đỏ: Bùng phát chủ yếu vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Triệu chứng điển hình của bệnh mà chúng ta có thể thấy là toàn bộ niêm mạc họng bị viêm, phù nề, có màu đỏ tươi. Hai amidan viêm to, bề mặt amidan có chất nhầy trong. Nguyên nhân chủ yếu là do virus (virus cúm, sởi, phế cầu, liên cầu) và các loại vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng.
Viêm họng do liên cầu (viêm họng có bựa trắng): Là một thể của viêm họng cấp tính nhưng có mức độ nặng và dễ gây ra biến chứng viêm thận, thấp tim, viêm khớp, … Tác nhân chính gây ra bệnh là vi khuẩn liên cầu – đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Ngoài gây sưng đỏ niêm mạc họng, vi khuẩn còn khiến họng hình thành các giả mạc màu trắng sau trở lên vàng xám, khi chùi đi không gây chảy máu.
-
Viêm họng mãn tính
Là tình trạng niêm mạc cổ họng bị viêm kéo dài. Đây là hệ quả do viêm họng cấp tính không được điều trị kịp thời và tái phát nhiều lần. Triệu chứng của bệnh thường khởi phát chậm và mức độ nhẹ hơn so với giai đoạn cấp. Tuy nhiên, nó lại kéo dài dai dẳng, khó điều trị và rất dễ tái phát.
Dựa vào tổn thương thực thể, viêm họng mãn tính được chia thành 4 thể sau:
- Viêm họng mãn tính xung huyết: Đây là giai đoạn đầu của viêm họng mãn tính. Điển hình bởi tình trạng niêm mạc họng sưng nóng, đỏ và xuất hiện nhiều mao mạch.
- Viêm họng mãn tính xuất tiết: Ở thể bệnh này, cổ họng người bệnh có xu ướng bài tiết nhiều chất nhầy trong suốt và dính ở thành sau họng. Tương tự thể xung huyết, niêm mạc họng ở thể xuất tiết điển hình bởi triệu chứng đỏ và sưng viêm.
- Viêm họng hạt (Viêm họng mãn tính quá phát): Đặc trưng bởi sự xuất hiện của các hạt nhỏ ở thành họng (thực chất là hạch lympho), có màu hồng nhạt và không gây đau. Hình thành do bị viêm mạn tính lâu ngày, tạo thành các hạt trong họng. Mặc dù không gây đau nhưng các hạt này gây vướng, ngứa họng khiến người bệnh ho nhiều, đau rát, sức khỏe suy kiệt.
- Viêm họng teo: Thể này thường xảy ra ở những người mắc bệnh trĩ mũi và người cao tuổi. Đặc điểm của thể bệnh này là tình trạng niêm mạc teo và khô do sự suy giảm hoạt động bài tiết tuyến nhầy. (Hình thành do viêm họng hạt lâu ngày. Niêm mạc họng teo đi, trơn nhẵn khiến cảm giác đau, sưng, ngứa rát họng xuất hiện hàng ngày, ho, khạc nhổ liên tục, cơ thể suy yếu, mệt mỏi.)
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM HỌNG
Có đến 90% mắc viêm họng đều khởi phát do virus, ngoài ra một số yếu tố khác cũng khiến bạn dễ dàng mắc bệnh.
Virus
Có đến 200 loại virus gây ra viêm đau họng. Virus có thể xâm nhập vào hầu họng của chúng ta do tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch đờm của người bệnh. Nó cũng có thể phát sinh thứ phát sau khi mắc các bệnh lý như quai bị, ho gà, cảm lạnh, cúm, …
Vi khuẩn
Viêm họng do nhiễm khuẩn rất ít, nhưng một khi đã bị thì mức độ bệnh nghiêm trọng và tiến triển phức tạp hơn, dễ gây ra biến chứng nặng nề. Thông thường do liên cầu khuẩn nhóm A sau khi xâm nhập vào họng sẽ gây nhiễm khuẩn ở amidan hoặc niêm mạc họng.
Sự lây truyền liên cầu khuẩn có thể do tiếp xúc gần với những người bị mắc viêm họng do nhiễm khuẩn khi họ ho hoặc hắt hơi. Hoặc khi chúng ta dùng chung thức ăn, nước uống với người bệnh…
Dị ứng
Thời tiết thay đổi, phấn hoa, lông động vật hoặc thậm chí là bụi bẩn … cũng có thể là nguyên nhân khởi phát viêm họng do dị ứng. Khi chúng ta tiếp xúc với một số yếu tố dị nguyên trên phản ứng dị ứng kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine vào mô hầu họng, dẫn đến hiện tượng viêm và sưng đau.
Một số nguyên nhân khác
- Viêm ở các vùng gần họng (viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng răng lợi) khiến virus ở các vùng đó tấn công sang họng.
- Do thời tiết: trời lạnh, thời tiết hanh khô cũng có thể khiến cho họng bị kích thích, đau rát gây khó chịu.
- Do sử dụng các chất kích thích: hút thuốc lá – khói thuốc không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà nó còn gây kích thích niêm mạc hầu họng, amidan dẫn đến tình trạng sưng đau, khó chịu và nóng rát.
- Do môi trường sống, công việc (giáo viên, nhân viên sale…): Nói nhiều, la hét trong thời gian dài gây kích thích mô thanh quản và hầu họng sẽ dẫn đến sưng viêm gây đau rát.
- Do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi axit dịch vị trào ngược lên cổ họng theo thời gian lượng axit dư thừa có thể phá hủy lớp niêm mạc hầu họng gây ra hiện tượng người bệnh cảm thấy nóng rát, kích thích và đau nhức.
- Hệ miễn dịch suy yếu, trẻ từ 3-15 tuổi có hệ miễn dịch kém. Nguy cơ mắc viêm họng và các bệnh về đường hô hấp cũng cao hơn bình thường.
TRIỆU CHỨNG VIÊM HỌNG
Nhận biết để xác định đúng bệnh từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Triệu chứng mà người bệnh có thể gặp:
- Đau họng hoặc ngứa họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều hơn khi nói hoặc nuốt;
- Nuốt khó
- Đau sưng tấy ở cổ hoặc hàm;
- Soi họng thấy amidan sưng đỏ, xuất hiện các mảng trắng hoặc mủ trên amidan, giọng nói khan.
- Với trường hợp bị viêm họng nặng người bệnh còn có thể bị sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Viêm họng cấp tính:
- Người bệnh thường có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ C, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, ho khan, giọng nói khàn, khô nóng vùng cổ kèm theo là đau nhói và đau rát, các biểu hiện chung ồ ạt, mạnh mẽ hơn viêm họng mãn tính.
- Soi họng người bệnh, cổ họng bị xung huyết, đỏ và phù nề, hai amidan thường sưng to. Trên bề mặt có nhầy trong suốt, có khi có bựa trắng, hạch cổ bị sưng và đau nhức. (Nếu là viêm họng xảy ra do vi khuẩn, người bệnh sẽ bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi)
Bệnh do virus cúm các triệu chứng còn nặng nề hơn. Viêm họng do nấm thì thường có những đám trắng tại bề mặt họng. Niêm mạc họng đỏ nhưng không loét, ho đờm trắng đục sau chuyển thành vàng xanh…
Viêm họng mạn tính:
Triệu chứng thường diễn tiến chậm hơn và có xu hướng kéo dài dai dẳng so với viêm họng cấp
- Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa họng, khô họng và nóng rát họng.
- Sau khi ngủ dậy, cổ họng có cảm giác vướng, muốn ho.
- Người bệnh sẽ bị ho nhiều hơn về đêm hay mỗi khi thời tiết chuyển lạnh.
- Cảm giác vướng nghẹn mỗi khi nuốt.
- Niêm mạc họng đỏ, có nhầy trong suốt
- Thành họng dày, đỏ, có các hạt màu đỏ hoặc hồng và bị nổi cộm nhiều hơn so với vùng niêm mạc ở xung quanh. Người bệnh rất dễ bị buồn nôn, thỉnh thoảng bị khàn giọng.
Khi bị viêm sưng đau họng mãn tính quá phát sẽ chuyển sang viêm họng teo. Khi ấy lớp niêm mạc tại cổ họng sẽ có nhiều mạch máu nhỏ, eo họng rộng và nhẵn mỏng.
- Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh bằng kháng sinh sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và các triệu chứng viêm họng, làm giảm nguy cơ bệnh tái phát và khả năng lây truyền cho người xung quanh cũng như hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
BIẾN CHỨNG VIÊM HỌNG
Viêm họng rất phổ biến, thông thường nó sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần nên người bệnh thường chủ quan với căn bệnh này. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp chủ quan không điều trị bệnh mà để bệnh tự khỏi khiến bệnh ngày càng nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cụ thể:
- Tại họng: Áp xe, áp xe thành sau họng, viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan.
- Tại các cơ quan lân cận: Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa nếu không phát hiện và điều trị sớm nó còn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…
- Tại các cơ quan xa họng: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…
Ngoài ra, người bệnh còn phải chịu nhiều ảnh hưởng đến chất lượng do bệnh gây ra:
- Đau khi ăn, mất tự tin khi nói chuyện, giao tiếp, làm giảm chất lượng công việc.
- Mệt mỏi, buồn chán, hao tổn thời gian và tiền bạc để chữa trị bệnh.
PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG
Một số phương pháp phòng ngừa viêm họng mà chúng ta cần biết:
- Giữ vệ sinh họng, răng, miệng sạch sẽ. Súc miệng nước muối hàng ngày, rửa tay thường xuyên mỗi khi tiếp xúc với cộng đồng hay sau khi đi vệ sinh.
- Dùng khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, nếu không có khăn giấy hãy dùng khuỷu tay để chắn giọt bắn.
- Hạn chế sử dụng chung đồ ăn, nước uống.
- Giữ ấm cơ thể, tắm bằng nước ấm.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: bụi bặm, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, …
- Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá
- Khi các vùng lân cận họng bị bệnh cần điều trị dứt điểm tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào khu vực hầu họng gây viêm họng.
ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG
Điều trị bằng kháng sinh đây là phương pháp điều trị được sử dụng nhiều nhất. Thông thường các loại kháng sinh được dùng để điều trị viêm họng gồm:
-
Nhóm kháng sinh Beta-lactam:
+ Penicillin V đường uống, được chỉ định nhiều nhất trong điều trị viêm họng, Penicillin G dạng tiêm đối với người bệnh không dùng được penicillin đường uống.
+ Amoxicillin: Tương tự như Penicillin, Amoxicillin cũng là một loại kháng sinh trị viêm họng thường được chỉ định. Nó thường được dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như: bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm nội mạc, viêm màng não, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn sản khoa, …
+ Cephalexin: Đây cũng là 1 loại kháng sinh thường dùng. Ngoài ra trong nhóm này các bác sĩ cũng thường chỉ định kháng sinh Ceftriaxone để điều trị bệnh viêm họng.
-
Nhóm kháng sinh Macrolid
+ Clarithromycin: Kháng sinh này được dùng nhiều để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn bội nhiễm… Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm của mỗi người mà có liều lượng sử dụng khác nhau.
+ Azithromycin: Đây được đánh giá là loại thuốc có khả năng dung nạp tốt. Thường được chỉ định điều trị trong một số trường hợp:
Nhiễm khuẩn da mô mềm;
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới …
+ Erythromycin: Là loại thuốc thay thế, phù hợp với những người bệnh bị dị ứng với Penicillin.
(Các loại kháng sinh được dùng để điều trị viêm họng thường được chỉ định điều trị trong vòng 10 ngày. Cần phải uống đúng và đủ liều, không được lạm dụng thuốc. Nhằm hạn chế tình trạng nhờn thuốc hay những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.)
ĐỂ CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG ĐƯỢC HIỆU QUẢ NHẤT, NGƯỜI BỆNH CẦN CHÚ Ý:
- Tuân thủ đúng liều lượng và phác đồ đồ điều trị của bác sĩ. Không được tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đề phòng những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Kết hợp với việc điều trị bằng thuốc kháng sinh, người bệnh cần chú ý đến thói quen sinh hoạt. Và ăn uống của bản thân để có thể điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
- Sử dụng các bài thuốc Đông Y
ĐÔNG Y TRỊ VIÊM HỌNG
Theo Đông Y viêm họng là do nhiệt độc tích tụ ở phế gây tổn thương họng. Để điều trị, cần sử dụng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa kết hợp với nhau. Phải chữa trị từ căn nguyên cho đến các triệu chứng của bệnh thì tác dụng của bài thuốc mới bền vững, hạn chế tái phát (một khi bệnh khỏi từ căn nguyên thì triệu chứng bệnh cũng không còn nữa)
Bài 1: Chữa viêm họng, amidan bằng dược liệu
Xuyên tâm liên, kim ngân hoa, huyền sâm và mạch môn. Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 7 – 10 ngày.
Bài 2: Trị họng sưng đau
- Dùng 20g xạ can nấu với 1 chén rượu nước cho đến khi cạn có 1 nửa thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước, bỏ phần bã rồi cho mật ong vào để uống.
Bài 3: Trị viêm đau họng, viêm amidan, mụn nhọt, lở ngứa
- Huyền sâm, sài đất, thổ phục linh, mỗi vị 10-12g, cam thảo 6 g. Sắc uống, ngày một thang, uống liền tới khi hết các triệu chứng.
Bài 4: Ngân hoa 10g, Liên kiều 12g, Bồ công anh 16g, Cát cánh 12g, Mạch môn 16g, Tô diệp 16g, Trần bì 10g, Phòng sâm 12g, Hoàng bá 12g, Sinh khương 4g, Cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 5: Huyền sâm 12g, Tía tô 16g, Kinh giới 16g, Trần bì 10g, Cam thảo 10g, Đinh lăng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
AMIXTRA – TRỊ VIÊM HỌNG BẰNG THẢO DƯỢC
- Dựa trên cơ sở kế thừa, chọn lọc và tối ưu hóa cơ chế điều trị của Đông Y, Amixtra ra đời là sự kết hợp hoàn hảo giữa 5 loại thảo dược thiên nhiên từ lâu đã được biết đến với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
- Amixtra là sản phẩm dành riêng cho những người mắc viêm họng cấp, mạn tính, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm phế quản. Giúp người bệnh “KHỎI BỆNH TỪ CĂN NGUYÊN”. Ngoài ra nó còn giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh cũng như các triệu chứng kèm theo như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi …
Sự ưu việt, độc đáo trong sự kết hợp 5 loại thảo dược gồm: Xuyên Tâm Liên, Rẻ Quạt, Bồ Công Anh, Kim Ngân Hoa và Huyền Sâm:
-
Thanh nhiệt, tả hỏa => Trị tận gốc – căn nguyên gây viêm họng
- Xuyên tâm liên: Thanh nhiệt giải độc, điều trị viêm họng, amidan, phổi, cảm sốt, ho, cúm, viêm hô hấp
- Rẻ Quạt: Thanh nhiệt giải độc, khu đờm lợi yết, trị các chứng hầu họng sưng đau, đàm thịnh ho suyễn, …
-
Chống viêm, tăng cường sự hồi phục niêm mạc họng
- Xuyên Tâm Liên: Chống viêm, kích thích hệ thống miễn dịch
- Bồ công anh còn gọi là Rau bồ cóc, Diếp dại, tên khoa học là Lactuca indica, họ Cúc (Asteraceae). Thành phần chính gồm Flavonoid, chất nhựa. Theo y học cổ truyền, Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết
-
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây hại giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, sưng đau họng, ho nhiều
- Xuyên tâm Liên: kháng vi khuẩn, virus và nấm, kích thích miễn dịch chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư. Các nghiên cứu cho thấy xuyên tâm liên có khả năng rút ngắn thời gian nhiễm trùng dù sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc khác.
- Kim ngân hoa: thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt kháng khuẩn, chống viêm…
- Huyền sâm: tả hỏa giải độc, dưỡng âm sinh tân, kháng khuẩn điều trị các chứng bệnh có sốt, đau họng, viêm amidan cấp và mạn, viêm phế quản mạn tính
BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA VIÊM HỌNG
-
Gừng tươi trị đau họng, viêm họng theo kinh nghiệm dân gian:
Cách 1: Ngậm vài lát gừng tươi sát vùng hầu họng giúp long đờm, giảm ho, giảm đau rát, khó chịu. Áp dụng nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tốt.
Cách 2: Hãm 1 củ gừng tươi xắt lát với 250ml nước sôi khoảng 15 phút, thêm 1 -2 thìa mật ong, khuấy đều và uống khi nước còn ấm. Uống 2-3 lần/ ngày đặc biệt vào sáng sớm và trước khi đi ngủ.
-
Rễ cam thảo
Cách 1: Nhai vài lát rễ cam thảo để giảm nhanh cảm giác đau rát khó chịu ở vùng hầu họng. Nên làm vài lần trong ngày để có hiệu quả tốt.
Cách 2: Dùng 5g rễ cam thảo hãm với 250ml nước sôi trong khoảng 15 phút. Uống từng ngụm trà nhỏ để cam thảo có thể thẩm thấu sâu vào niêm mạc hầu họng.
-
Tắc chưng đường phèn trị đau họng tại nhà
Cách làm: Chuẩn bị 3-5 quả tắc tươi và đường phèn, có thể dùng thêm mật ong.
Rửa sạch tắc, cắt làm đôi hoặc 3 cho vào chén cùng đường phèn đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút.
Để nguội ăn cả nước và cái để giảm đau họng, ho khan và ho có đờm.
Thực hiện vài lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm.
-
Lê hấp táo tàu
Hướng dẫn cách làm lê hấp táo đỏ chữa sưng đau họng:
- Chuẩn bị 1 quả lê (nên chọn quả lê có kích thước lớn), 1 ít táo đỏ, mật ong/ đường phèn và gừng
- Rửa sạch lê, nạo bỏ phần ruột
- Sau đó, xắt sợi gừng và cắt nhỏ táo tàu
- Cho tất cả vào bên trong quả lê, thêm vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong
- Đem chưng cách thủy trong 15 – 20 phút với lửa nhỏ
- Lấy ra để nguội và dùng ăn khi còn ấm
Cách chữa đau họng bằng lê chưng táo tàu thích hợp với cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.
-
Chữa đau họng bằng củ cải trắng
Cách dùng củ cải trắng trị sưng đau họng tại nhà:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ cải trắng tươi (nên lựa củ căng, chứa nhiều nước) và 1 ít mật ong hoặc đường phèn
- Đem củ cải rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành dạng sợi
- Sau đó, đem trộn với đường phèn/ mật ong rồi cho vào hũ đậy kín để qua đêm
- Sáng hôm sau, chắt lấy nước uống
- Thực hiện liên tục trong vài ngày để giảm nhanh cơn ho và tình trạng đau họng, khàn tiếng
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ NGHỈ NGƠI
Người mắc bệnh viêm họng thì niêm mạc họng đã bị tổn thương sẵn. Vì thế:
Nên:
- Ăn thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt
- Uống nhiều nước
- Bổ sung các loại trái cây, rau củ giàu vitamin A và C
- Nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân
- Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.
- Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày.
Không nên:
- Ăn món cay: các món có chứa ớt, hạt tiêu…khiến họng sưng đau, nóng rát, khô họng hơn
- Ăn món nướng, chiên như thịt nướng, thịt xiên, gà rán, tôm chiên, cá rán… khá cứng nên tuy đã được nhai kỹ nhưng vẫn có thể gây tổn thương niêm mạc họng, người bệnh đau đớn, giảm khả năng phục hồi
- Ăn các món qúa đặc như súp khoai, các loại sốt có bột đao khi ăn sẽ khó qua họng nhanh, khó nuốt, thức ăn tồn dư bám vào bề mặt họng gây ho nhiều
- Uống thức rượu, bia, chất kích thích: gây cảm giác nóng rát làm niêm mạc họng tổn thương nặng hơn.
- Ăn thức ăn cứng, giòn: như các loại bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt. Các loại thực phẩm nhiều gia vị, dễ gây kích ứng cổ họng, làm tăng tình trạng viêm đau.
- Khi có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh. Tăng cường sức đề kháng kết hợp với việc tuân thủ đúng điều trị thì bệnh sẽ lui nhanh hơn.