Nguyên nhân gây viêm họng và cách phòng ngừa là gì? Người bệnh cần biết được các nguyên nhân gây bệnh viêm họng, từ đó có cách phòng tránh hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm họng
-
Virus
Có đến 90% người bị viêm họng đều khởi phát do virus. Có khoảng 200 loại virus gây viêm họng. Chúng xâm nhập vào hầu họng chúng ta do tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch đờm của người bệnh. Chúng cũng có thể phát sinh thứ phát sau mắc các bệnh lý: quai bị, ho, cảm lạnh, cúm, …
-
Nguyên nhân gây viêm họng do vi khuẩn
Viêm họng do nhiễm khuẩn rất ít, nhưng một khi đã bị thì mức độ nghiêm trọng và tiến triển phức tạp hơn, dễ gây ra biến chứng nặng nề. Thông thường do liên khuẩn cầu nhóm A.Sau khi xâm nhập vào họng sẽ gây nhiễm khuẩn ở amidan hoặc niêm mạc họng.
Liên khuẩn cầu nhóm A lây truyền khi chúng ta tiếp xúc gần với những người mắc viêm họng do nhiễm khuẩn khi họ ho hoặc hắt hơi. Hoặc khi chúng ta dùng chung thức ăn, uống nước với người bệnh …
-
Viêm họng do dị ứng
Thời tiết thay đổi, phấn hoa, lông động vật hoặc thậm chí là bụi bẩn … cũng có thể là nguyên nhân khởi phát viêm họng do dị ứng. Khi chúng ta tiếp xúc với một yếu tố dị nguyên trên phản ứng dị ứng kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine vào mô hầu họng, dẫn đến hiện tượng viêm và sưng đau.
-
Một số nguyên nhân khác
- Viêm họng có thể do viêm ở các vùng gần họng (viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng răng lợi) khiến virus ở các vùng đó tấn công sang họng.
- Viêm họng do thời tiết: trời lạnh, thời tiết hanh khô cũng có thể khiến cho họng bị kích thích. Không chỉ thế nó còn khiến họng đau rát gây khó chịu.
- Viêm họng do sử dụng các chất kích thích: hút thuốc lá – khói thuốc không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà nó còn gây kích thích niêm mạc hầu họng, amidan dẫn đến tình trạng sưng đau, khó chịu và nóng rát.
- Viêm họng do môi trường sống, công việc (giáo viên, nhân viên sale …): Nói nhiều, la hét trong thời gian dài gây kích thích mô thanh quản và hầu họng sẽ dẫn đến sưng viêm gây đau rát.
- Viêm họng do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: khi axit dịch vị trào ngược lên cổ họng theo thời gian. Lượng axit dư thừa ấy có thể phá hủy lớp niêm mạc hầu họng gây ra hiện tượng người bệnh cảm thấy nóng rát, kích thích và đau nhức.
- Hệ miễn dịch suy yếu, trẻ từ 3 – 15 tuổi có hệ miễn dịch kém nguy cơ mắc viêm họng và các bệnh về đường hô hấp cũng cao hơn bình thường.
Cách phòng ngừa viêm họng
Một số phương pháp phòng ngừa viêm họng mà chúng ta cần biết:
- Giữ vệ sinh họng, răng, miệng sạch sẽ. Súc miệng nước muối hàng ngày, rửa tay thường xuyên mỗi khi tiếp xúc với cộng đồng.
- Dùng khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, nếu không có khăn giấy hãy dùng khuỷu tay để chắn giọt bắn.
- Hạn chế sử dụng chung đồ ăn, nước uống.
- Giữ ấm cơ thể, tắm bằng nước ấm.
- Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: bụi bặm, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, …
- Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá.
- Khi các vùng lân cận họng bị bệnh cần điều trị dứt điểm. Tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào khu vực hầu họng gây viêm họng.