Bệnh viêm phế quản có biểu hiện khò khè, khó thở, ho nhiều, đờm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bệnh thường xuất hiện vào thời tiết chuyển mùa, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Bệnh viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản mang không khí đến và đi từ phổi bị viêm. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất nhầy đặc và có màu thay đổi (trong, vàng, xanh). Bệnh viêm phế quản có 2 dạng: cấp tính và mạn tính.
Nguyên nhân gây viêm phế quản
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra như: virus cúm, cảm lạnh…
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính là sự lặp đi lặp lại các đợt viêm phế quản cấp tính và do thuốc lá. Ô nhiễm không khí, khí độc, khói bụi trong môi trường và nơi làm việc cũng góp phần làm nghiêm trọng tình trạng này.
Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm phế quản mãn tính như:
- Khói thuốc lá.
- Sức đề kháng thấp
- Tiếp xúc với chất kích thích trong công việc.
- Trào ngược dạ dày.
Triệu chứng của viêm phế quản
Đối với viêm phế quản cấp tính và mãn tính có thể có các triệu chứng bao gồm:
- Ho
- Đờm (trong, trắng, xanh…)
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Sốt nhẹ và ớn lạnh
Trường hợp cấp tính sẽ có các biểu hiện của bệnh cảm lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài tuần.
Đối với viêm phế quản mãn tính thường có các triệu chứng ho khan kéo dài vài 3 tháng, tình trạng này diễn ra trong vài năm liên tiếp.
Viêm phế quản chữa được không?
Đa số viêm phế quản cấp tính có thể tốt lên mà không cần điều trị trong vòng vài tuần.
Trường hợp điều trị viêm phế quản cấp tính bằng thuốc thì bệnh nhân thường được bác sĩ kê các thuốc như: thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc hạ sốt….
Điều trị viêm phế quản cấp tính nên thêm các chương trình phục hồi chức năng phổi như: các bài tập thở Buteyki….
Phòng bệnh viêm phế quản
Để phòng bệnh cũng như giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phế quản thì cần:
- Tránh xa các chất gây kích thích phổi như: khói thuốc lá, đeo khẩu trang khi không khí ô nhiễm hoặc tiếp xúc với chất gây kích ứng như: sơn, nước tẩy rửa….
- Giữ vệ sinh, tạo không khí sạch sẽ: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Rửa tay: để giảm nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn. Hãy thường xuyên rửa tay và tập thói quen sử dụng các chất khử trùng tay bằng cồn.
- Nâng cao sức đề kháng: cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng, luyện tập thể thao, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược được các bác sĩ khuyên dùng như PULMASOL.
Bệnh viêm phế quản tuy là một bệnh phố biến và dễ dập tắt các nguy cơ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, phòng ngừa sẽ dẫn đến các biến chứng không mong muốn: viêm phế quản mãn tính, viêm phổi….. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.
Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh nhé!