Viêm phế quản là tình trạng viêm và kích thích đường ống phế quản. Bệnh này có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Hai thể này được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nền tảng của các phương pháp điều trị viêm phế quản đều nhằm cải thiện chức năng đường thở, giúp giảm ho, giảm khó thở cho người bệnh.
Dưới đây là các phương pháp áp dụng trong điều trị viêm phế quản
Các biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống
Khi được chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính, thông thường bạn sẽ không phải nhập viện. Đối với cả cấp và mãn tính thì trọng tâm điều trị là các biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống:
Tránh xa khói thuốc lá và khói bụi độc hại khác:
Cả viêm phế quản cấp tính và mạn tính đều có thể bị trầm trọng thêm do khói thuốc là, khói bụi từ nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường. Do đó, hãy tránh xa các tác nhân này. Vì chúng có thể làm tình trạng viêm phế quản bị tăng lên.
Sử dụng máy tạo độ ẩm:
Máy tạo độ ẩm giúp bổ sung độ ẩm cho không khí. Giúp bệnh nhân dễ thở, làm giảm sự khó chịu do viêm. Thậm chí, nó còn là liệu pháp giảm đau khi hít phải không khí khô.
Nghỉ ngơi:
Viêm phế quản khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này xẩy ra do nhiễm trùng và ho dai dẳng. Do đó, nghỉ ngơi càng nhiều, càng tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Uống nước:
Uống nước rất quan trọng trong điều trị viêm phế quản.Uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm giúp làm loãng chất nhầy. Do đó, giảm khó chịu cho người bệnh và giúp dễ thở hơn.
Biện pháp: dùng thuốc không kê đơn
Một số loại thuốc không kê đơn được áp dụng cho cả viêm phế quản cấp và mãn tính. Hầu hết các thuốc này đều có tác dụng ngắn hạn. Nhằm làm cải thiện triệu chứng của bệnh như: ho, khó thở, đờm….
Thuốc thông mũi: các thuốc này giúp giảm chất nhầy ở mũi. Nhờ đó, người bệnh dễ thở hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi đối với vấn đề sử dụng thuốc này. Vì vậy, chỉ sử dụng để thông mũi và tối đa vài ngày một lần.
Thuốc giảm đau: ví dụ như acetaminophen, ibuprofen…. được dùng giảm đau rất tốt. Đặc biệt là trường hợp đau ngực do ho quá nhiều. Tuyệt đối, không sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ. Vì thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ.
Thuốc hạ sốt: nhiều trường hợp viêm phế quản sẽ kèm theo triệu chứng sốt. Trường hợp này có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt. Mặt khác, các thuốc này cũng có tác dụng kép giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng với liều khuyến cáo và thời gian cho phép (cách nhau ít nhất 4-8h).
Thuốc ho: thuốc ức chế ho được sử dụng cho ho dai dẳng trong viêm phế quản mãn tính. Thuốc này thường sẽ theo chỉ định trong đơn thuốc của bác sĩ.
Biện pháp: dùng thuốc kê đơn
Một số thuốc kê đơn được áp dụng trong điều trị viêm phế quản như:
Kháng sinh: Hầu hết viêm phế quản cấp tính đều do virus. Nghĩa là, trường hợp này không thể điều trị bằng kháng sinh. Uống chúng không những không làm bệnh nhanh khỏi hơn. Mà nó có thể gây ra những nguy cơ không mong muốn như: kháng kháng sinh. Nếu bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn, thì nhất định phải sử dụng kháng sinh theo đơn. Các kháng sinh phù hợp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Cần lưu ý: khi sử dụng kháng sinh, cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Tuyệt đối không được dừng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm. Phải sử dụng đủ thời gian bác sĩ chỉ định.
Thuốc giãn phế quản: các thuốc giãn phế quản như sabutamol, abuterol làm giãn có trơn phế quản. Nhờ đó, nới rộng đường thở giúp không khí dễ lưu thông. Giảm triệu chứng khó thở, giảm chất nhầy đường thở cho người bệnh. Một loại thuốc là thuốc giãn phế quản dạng hít. Chúng có tác dụng nhanh chóng và được sử dụng cho viêm phế quản co thắt.
Steroid: Steroid được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm trong điều trị viêm phế quản mãn tính.
Biện pháp bổ sung: sử dụng thảo dược trong điều trị viêm phế quản
Khuynh hướng của y học hiện nay là sử dụng thảo dược để trị bệnh. Do đó, đối với viêm phế quản cũng không ngoại lệ. Một số thảo dược giúp cải thiện triệu chứng viêm phế quản như:
Dầu khuynh diệp: hay dầu bạch đàn có tác dụng chống virus. Sử dụng dầu khuynh diệp giúp hít thở được dễ dàng hơn. Đồng thời còn giảm một số triệu chứng khác của viêm phế quản.
Thảo dược trị ho: bạn có thể tham khảo tại bài viết 5 kết hợp tuyệt vời trong điều trị viêm phế quản.
Ngoài các thảo dược trên, người bệnh có thể tìm hiểu các thuốc điều trị viêm phế quản bằng thảo dược. Điều này cũng rất tốt cho việc điều trị của bạn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Các phương pháp điều trị viêm phế quản trên không phải chỉ sử dụng riêng rẽ. Nhiều trường hợp, cần kết hợp các chúng với nhau thì việc điều trị mới đạt hiệu quả.
Viêm phế quản không phải là bệnh quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Hy vọng, những chia sẻ của bài viết này sẽ giúp bệnh nhanh nhanh chóng thoát khỏi viêm phế quản để có một cuộc sống chất lượng hơn.