Bạn lo lắng con nhỏ bị hen suyễn? Con bạn vừa được chẩn đoán mắc phải hen suyễn trẻ em? Hẳn bạn có rất nhiều câu hỏi cho bác sĩ. Vì vậy, để có thể hiểu về bệnh cũng như chăm sóc con nhỏ một cách tốt nhất. Hãy lập một danh sách câu hỏi những thắc mắc của bạn về bệnh này. Mang theo chúng khi đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về hen suyễn mà bạn có thể chuẩn bị.
1. Con tôi bị hen phế quản ở trẻ em nghĩa là thế nào?
Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn thông tin đúng nhất về bệnh hen suyễn trẻ nhỏ là gì? Và tình trạng hen suyễn hiện tại của con bạn là thế nào? Đừng ngân ngại đặt ra câu hỏi cho bác sĩ. Có thể, bạn đã biết được thông tin cơ bản về bệnh này qua internet. Tuy nhiên, hen suyễn ở mỗi cá thể là khác nhau, không ai giống ai cả. Bạn phải hiểu rõ được tình trạng hen suyễn hiện tại của con. Có như vậy mới có thể giúp con thoát khỏi nó được.
2. Con tôi nên điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em như thế nào?
Tình trạng và mức độ hen suyễn ở mỗi trẻ là khác nhau. Vì thế, việc điều trị của con bạn không thể giống với đứa trẻ khác được. Hãy hỏi bác sĩ thật kĩ về vấn đề này. Để từ đó, bạn có thể có một kế hoạch chi tiết cho việc điều trị bệnh của con. Lập kế hoạch chăm sóc là điều kiện bắt buộc của bố mẹ có con nhỏ bị hen phế quản.
3. Đợt cấp hen suyễn là gì? Dấu hiệu như thế nào?
Điều đáng sợ của bệnh lý này là các đợt cấp hen suyễn ở bé. Các đợt cấp có thể đến một cách bất ngờ và gây ra nhiều nguy hiểm cho bé. Bạn cần hỏi rõ bác sĩ về những vấn đề liên quan đến đợt cấp của bé. Để có thể nhanh chóng ngăn chặn cũng như xử lý khi có đợt cấp xẩy ra.
4. Tôi nên làm gì khi con lên cơn hen suyễn đợt cấp?
Việc xử lý khi trẻ lên đợt bùng phát của bệnh là rất quan trọng. Nếu không được xử lý đúng và kịp thời sẽ gây nguy cơ, biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ để nắm rõ được các bước giải quyết khi trẻ lên đợt cấp. Để có thể đảm bảo được an toàn sức khỏe cho con nhỏ của mình.
5. Cần làm gì để tốt cho tình trạng bệnh của con?
Trẻ bị hen suyễn có thể bùng phát bệnh bởi các tác nhân cụ thể. Chúng có thể bao gồm phấn hoa, lông động vật, mùi hóa chất, thức ăn, ô nhiễm….. Sau khi bạn và bác sĩ của con đã tìm được tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh của bé. Hãy đảm bảo trong nhà không còn sự có mặt của chúng. Có như thế thì việc điều trị của bé mới thực sự có hiệu quả.
6. Những ai cần biết về tình trạng bệnh của con tôi?
Tất cả những ai chăm sóc con bạn đều phải được biết tình trạng bệnh của bé. Họ có thể bao gồm: ông bà, anh chị, giáo viên, giúp việc…. Cách tốt nhất là hãy đưa cho họ bản photo kế hoạch chăm sóc con nhỏ của bạn. Hướng dẫn họ cách sử dụng các loại thuốc dành cho bé. Với các thông tin đấy, những ai chăm sóc bé đều có thể có biện pháp chăm sóc bé tốt hơn. Cũng như, họ có thể có hướng xử lý kịp thời khi bé lên cơn hen suyễn.
7. Tôi nên nói chuyện thế nào với con về bệnh này?
Ngay chính bản thân bé cũng nên biết được tình trạng bệnh của mình. Đối với những bé đã có thể nhận thức được. Bố mẹ nên giải thích cho bé về bệnh hen suyễn trẻ em bằng ngôn ngữ phù hợp. Cũng như, chỉ bé cách sử dụng các loại thuốc, cách tránh khỏi tác nhân kích thích. Ngoài ra, cần dạy bé cách xử lý cơn hen trường hợp không có người lớn bên cạnh. Nếu bạn chưa nắm rõ được những vấn đề này. Hãy hỏi rõ bác sĩ nhi khoa để có được thông tin chính xác nhất.
Trên đây là 7 câu hỏi thường gặp về hen suyễn trẻ em mà bố mẹ nên biết cũng như nên hỏi và tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề trên. Để con nhanh chóng khỏi bệnh, bố mẹ hãy là những nhà “bác sĩ thông thái” của con nhé!