Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổi làm giảm chất lượng cuộc sống và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một loại bệnh khó thở do đường thở bị chít hẹp. Bệnh giảm giảm khả năng hô hấp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh diễn biến xấu theo thời gian với các triệu chứng: co thắt đường thở, khó thở, tăng tiết đờm, ho dai dẳng.
Phát hiện nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở mức độ phân tử
Để làm rõ hơn được nguyên nhân gây gây bệnh, các nhà khoa học của đại học Sinai – Mỹ đã phát hiện cơ chế ở mức độ phân tử. Theo đó, sự mất cân bằng điện tích màng tế bào là nguyên nhân gây ra những kích ứng quá mức của đường thở và gây ra các triệu chứng: tăng tiết đờm, ho, khó thở. Thực chất, quá trình viêm chỉ là biểu hiện cuối cùng của con đường sinh bệnh. Phát hiện đã và đang làm thay đổi quá trình điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Các nhà khoa học coi tế bào như một viên pin năng lượng. Màng tế bào luôn duy trì cân bằng điện tích nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra một cách ổn định, đầy đủ và đúng chức năng. Tuy nhiên, khi tiếp xúc nhiều với các tác nhân dị ứng (khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất…), tế bào hô hấp bị kích ứng quá mức và gây những phản ứng đáp trả tại chính những tế bào này. Từ đó, các tế bào hô hấp suy yếu dần, tăng tiết dịch nhầy, viêm phế quản, làm co thắt phế quản, viêm phế quản, chít hẹp đường thở và gây nên các triệu chứng khó thở, đờm, ho của người bệnh.
Các tác nhân gây kích ứng đường thở như:
-
- Khói thuốc lá: đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo thống kê cho thấy, việc hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lâu ngày gây nguy cơ cao 80 – 90% mắc bệnh.
- Bụi bẩn, khói bếp than, bếp gas, đun củi…
- Hóa chất độc hại, bụi nghề nghiệp
- Ô nhiễm môi trường, chất đốt, khí thải công nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh copd.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hô hấp thời niên thiếu làm tăng nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Triệu chứng của bệnh COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển dần dần theo thời gian. Đến một thời điểm thích hợp khi các phổi bị tổn thương đáng kể bệnh sẽ cho các dấu hiệu rất rõ nét sau:
-
- Khó thở, đặc biết là trong hoạt động thể chất (đi bộ, thể dục, gắng sức…)
- Khò khè
- Tức ngực
- Phải làm sạch cổ họng vào buổi sáng, do chất nhay dư thừa trong phổi.
- Ho mãn tính, có thể kèm thêm đờm (trong, trắng hoặc nặng hơn thì màu vàng, xanh)
- Môi và móng tay xanh, tím tái
- Nhiễm trùng hô hấp xẩy ra thường xuyên.
- Thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi.
- Giảm cân ngoài ý muốn, sụt cân nhanh chóng (xẩy ra ở giai đoạn nặng).
- Sưng ở mắt cá chân, bàn chân, chân.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phát hiện sớm và lựa chọn hướng điều trị kịp thời. Việc phát hiện muộn, bệnh tiến triển ngày nhanh, ngày càng nặng khiến việc điều trị sẽ rất khó khăn và đem lại nguy cơ gây tử vong cho người mắc phải.
Để được tư vấn miễn phí về cách giảm ho, khó thở, đờm cũng như cách điều trị kiểm soát bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, viêm phế quản và bệnh đường hô hấp mời bạn đọc liên hệ tổng đài 1800 6793 (miễn phí cước gọi) các dược sĩ, bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn!
Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh về tim: Suy tim là biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh COPD. Ở giải đoạn nặng, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhịp tim nhanh, gây rối loạn tim và dẫn đến suy tim.
- Biến chứng trên đường hô hấp: Những người bệnh COPD thường có hệ miễn dịch kém. Khi các tác nhân virus, vi khuẩn xâm nhập vào dễ gây viêm phổi, nhiễm trùng phổi nặng, nhiễm trùng đường hô hấp rất khó chữa trị,… Trên phổi, bệnh có thể gây tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạnh phổi, suy hô hấp và gây tử vong cho người bệnh.
Hướng điều trị mới của bệnh COPD
Trước đây, việc điều trị COPD thường dựa theo cơ chế chống viêm là chủ yếu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ giảm được các triệu chứng cấp tính mà bệnh lại thường xuyên tái phát với mức độ ngày càng nặng. Người bệnh dường như phải sống cả đời với thuốc.
Cơ chế trị bệnh ở mức độ phân tử
Hiểu được điều đó và mong muốn người bệnh COPD có cuộc sống tốt hơn, các nhà khoa học tại đại học Sinai – Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra được cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử.
Việc tiếp xúc lâu ngày với các tác nhân dị ứng khiến màng tế bào bị thay đổi điện tích, gây ra những kích ứng quá mức khiến tế bào hô hấp yếu đi và thay đổi chức năng của nó. Biểu hiện cuối cùng của cả quá trình gây bệnh là co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch và gây hiện tượng khó thở, thở khò khè, ho, đờm.
Theo cơ chế này, điều trị COPD cần lập lại cân bằng điện tích của màng tế bào, tăng năng lượng tế bào và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
Công thức thảo dược đến từ Mỹ
Dựa trên cơ chế cân bằng điện tích màng tế bào. Các bác sĩ nghiên cứu đã đưa ra công thức thảo dược dành cho bệnh nhân điều trị hen phế quản và COPD bao gồm: khổ sâm, cam thảo, linh chi, nhũ hương.
Công thức này giúp lập lại điện tích màng tế bào, giúp tế bào ổn định chức năng và giảm sự tăng đáp ứng đường thở. Từ đó mà triệu chứng COPD được giải quyết như: giảm khó thở, tức ngực, giảm ho, giảm đờm cho bệnh nhân tắc nghẽn phổi mãn tính. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người bệnh COPD. Giúp tinh thần người bệnh được thoải mái hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Xem thêm:
- Nghiên cứu lâm sàng công thức thảo dược tại đại học Sinai – Mỹ
- Hiệu quả thực tế của sản phẩm suốt 11 năm
Để được tư vấn miễn phí cách giảm ho, khó thở, tức ngực, ho kèm theo đờm , kiểm soát bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản, hen suyễn hiệu quả, và bệnh đường hô hấp mời bạn đọc liên hệ tổng đài 1800 6793 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại thông tin trong form bên dưới, các dược sĩ, bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn!