Chiến đấu với COPD là cuộc chiến đấu lâu dài, không chỉ của mỗi mình người bệnh mà còn cả người thân của họ nữa. Một sự chăm sóc bệnh nhân COPD tốt và đúng cách sẽ mang lại một cuộc sống chất lượng hơn cho người thân thân yêu của mình. Hãy để bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn cách chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nhé!
Tìm hiểu về phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD
Để có thể chăm sóc bệnh nhân COPD, điều đầu tiên bạn cần là tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh.
Cách tốt nhất là bạn nên có một cuộc hẹn với bác sĩ chẩn đoán hoặc trực tiếp điều trị. Trước đó, hãy soạn một danh sách các câu hỏi, thắc mắc của bạn về bệnh này. Chẳng hạn như:
- Mức độ bệnh hiện tại của người bệnh?
- Triệu chứng của bệnh copd là gì? Hướng điều trị hiện nay như thế nào?
- Bệnh này chữa khỏi không? Có nguy hiểm đến tính mạng không? Sống được bao lâu?
- Bệnh copd nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?……
Tóm lại, hãy hỏi bác sĩ bất cứ vấn đề gì mà bạn thắc mắc và muốn giải đáp. Chắc chắn bạn sẽ có được một câu trả lời chính xác nhất.
Bên cạnh đó, chắc hẳn bạn cũng đã tìm hiểu qua về cách chăm sóc bệnh nhân COPD trên internet rồi đúng không? Hãy đề cập với bác sĩ xem cách chăm sóc bệnh nhân như thế có được không. Chẳng hạn như, bạn muốn cho người bệnh dùng một số thuốc đông y, một số thảo dược dân gian. Hãy hỏi xem tình trạng hiện tại của người bệnh có thích hợp để dùng không? Lúc nào thì nên dùng?…..
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD
Sau khi đã có đủ thông tin, bước tiếp theo hãy lập một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thật chi tiết. Hơn hết, bạn cũng phải chuẩn bị tinh thần rằng, việc chăm sóc này là lâu dài và nhiều khó khăn. Nên, hãy tạo tư tưởng thoải mái cho chính bản thân. Hãy chắc chắn rằng, bạn có thể làm tốt nó.
Theo dõi quá trình dùng thuốc của người bệnh
Theo dõi quá trình dùng thuốc là một vấn đề đặc biệt phải quan tâm trong chăm sóc bệnh nhân COPD. Bởi, khi người thân của bạn mắc phổi tắc nghẽn mãn tính thường phải dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau: thuốc hít, thuốc uống…. Thời gian dùng lại khác nhau, cách dùng cũng có rất nhiều cần phải lưu ý. Vì vậy phải theo dõi được việc dùng thuốc của bệnh nhân. Nhắc nhở người bệnh không được quên dùng thuốc. Trường hợp nào thì nên dùng, dùng như thế nào…. là điều thực sự cần thiết trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD.
Theo dõi triệu chứng của người bệnh, phát hiện đợt cấp COPD kịp thời
Bệnh COPD thường diễn biến khó lường, việc xuất hiện các đợt cấp là không tránh khỏi. Nếu không phát hiện kịp thời, không có biện pháp xử lý kịp thời thì thật sự rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh do ngừng thở. Vì vậy, bạn phải nắm rõ được dấu hiệu của đợt cấp COPD như:
- Ho nhiều hơn bình thường.
- Khạc nhiều đờm, màu sắc đờm thay đổi (vàng, đục…)
- Khó thở tăng.
- Có hoặc không có các triệu chứng toàn thân như: Sốt, khó chịu, mệt mỏi, lờ đờ, thở rít, thắt ngực.
Sau khi nắm rõ dấu hiệu thì việc xử lý đợt cấp như thế nào bạn cũng phải nắm rõ. Có như vậy, việc chăm sóc bệnh nhân COPD mới có hiệu quả.
Đồng thời, phải hướng dẫn bệnh nhân nắm rõ được cách xử lý khi gặp phải đợt cấp COPD. Phòng trường hợp người bệnh lên đợt cấp mà không có người thân bên cạnh.
Cải thiện và kiểm soát triệu chứng cùng người bệnh COPD
Việc cải thiện và kiểm soát triệu chứng là mục tiêu quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân COPD. Bao gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, giúp bệnh nhân cai thuốc
Thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đâu gây nên phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, việc cai thuốc lá trong điều trị COPD là cực kì quan trọng. Hãy tạo động lực cho bệnh nhân cai thuốc bằng việc:
- Nói lên tác hại của thuốc lá trong phổi tắc nghẽn, cũng như những biến chứng có thể xẩy ra khi tiếp tục hút thuốc.
- Tạo một môi trường không có khói thuốc lá, không có các hình ảnh gợi nhớ liên quan đến thuốc lá xung quanh bệnh nhân.
- Thời gian đầu, khi mới bỏ thuốc, hãy tạo các thú vui khác để bệnh nhân không còn chú ý đến thuốc lá nữa như: cùng bệnh nhân chơi cờ, đi bộ trong công viên…. Có thể làm các món ăn nhẹ để người bệnh đỡ nhạt miệng,….
Thứ 2, tạo thói quen tập thể dục cho người bệnh
Thể dục luôn là người bạn đồng hành trong việc cải thiện chức năng phổi, chắc năng của đường hô hấp. Hãy hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở tốt cho việc cải thiện và kiếm soát triệu chứng của bệnh. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, yoga… cũng rất tốt cho việc chăm sóc bệnh nhân COPD.
Thứ 3, tạo không gian phù hợp cho người bệnh
Bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính thường cơ thể luôn mệt mỏi, khó thở, việc leo trèo, hoặc hoạt động nặng thường rất khó khăn và có thể gây ra các đợt cấp COPD. Vì vậy,
- Hãy sắp xếp đồ dùng trong nhà một cách hợp lý, tiện lợi nhất. Để bệnh nhân tốn ít năng lượng hơn.
- Sử dụng điều hòa phù hợp với người bệnh. Một số bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ thở ở một nhiệt độ, hướng gió nào đó. Hãy sắp xếp quạt và điều hòa sao cho người thân mắc bệnh của bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, không nên để quá lạnh. Vì sẽ gây ra các bệnh viêm đường hô hấp khác khiến tình trạng của bệnh nhân thêm trầm trọng.
- Tạo không khí trong gia đình luôn trong lành, thoáng mát, tránh tình trạng ô nhiễm không khí. Nếu để xẩy ra ô nhiễm không khí trong nhà thì sẽ làm tình trạng bệnh nhân xấu đi.
Thứ 4, xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người bệnh
Một trong những vấn đề cần chú ý nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân COPD chính là chế độ ăn. Việc bệnh nhân COPD nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều mà bạn cần nắm rõ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết tại đây.
Cuối cùng, chăm sóc đời sống tâm lý cho người bệnh
Chiến đấu với phổi tắc nghẽn mãn tính là một hành trình dài hơi và nhiều khó khăn. Ngay chính bản thân người bệnh sẽ cảm thấy rất chán nản bởi các triệu chứng: ho, khó thở, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu… mang lại. Khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, chất lượng cuộc sống người bệnh ảnh hưởng rất lớn.
Vì vậy, bên cạnh người bệnh COPD phải có những người thân kề vai sát cánh chiến đấu cùng họ. Động viên giúp đỡ, chăm sóc bệnh nhân COPD. Giúp họ có cái nhìn lạc quan hơn trong cuộc sống.
Hãy thường xuyên quan sát biểu hiện của người bệnh. Nếu có những biểu hiện tâm lý bất thường: buồn rầu, không đi bộ thể dục, không chơi với cháu…. Hãy đưa người bệnh đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị.
Mong rằng, các thông tin này sẽ giúp cho bạn có được những chỉ dẫn cần thiết trong việc chăm sóc bệnh nhân COPD. Một sự chăm sóc bệnh nhân COPD đúng cách sẽ mang lại cuộc sống chất lượng người bệnh cũng như niềm vui cho mọi thành viên trong gia đình.