Qua quá trình điều trị bệnh hen phế quản, COPD, các bác sĩ nhận thấy việc sử dụng thuốc chống viêm không giảm được nguy cơ xảy ra các cơn hen cấp tính tiếp theo. Người bệnh bị tái phát nhiều lần và tình trạng ngày một nặng hơn.
Điều này đã đặt một câu hỏi thách thức cho các nhà khoa học: Vậy, đâu mới thực sự là hướng điều trị đúng đắn cho bệnh hen suyễn, COPD?
1. Phát hiện cơ chế sinh bệnh hen suyễn và tính kích thích tế bào
Dựa vào việc phân tích tiền sử bệnh, diễn biến bệnh, đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học và sự đáp ứng điều trị với các loại thuốc, sau nhiều năm nghiên cứu, các bác sĩ, nhà khoa học tại đại học Sinai – Mỹ đã có được câu trả lời. Hen suyễn, viêm phế quản, COPD thực tế là do sự kích ứng quá mức đường thở khiến màng tế bào thay đổi điện tích vốn có của nó. Sự kích thích tế bào quá mức này cũng tương tự như bệnh động kinh co giật, được kích hoạt bởi đa yếu tố: Nội sinh, môi tường, lối sống.
Nói rõ hơn, đó là khi bị mất cân bằng điện tích màng tế bào, các tế bào sẽ dễ bị kích ứng với các tác nhân dị ứng và không thực hiện đúng chức năng. Trên hệ hô hấp, phế quản bị co thắt, tăng tiết dịch nhày, chít hẹp đường thở dẫn đến tình trạng khó thở, thở khò khè, đau nặng ngực, tăng tiết đờm và khạc đờm, ho dai dẳng.
>>>>Xem thêm: Vai trò điện tích màng tế bào trên bệnh hen suyễn, viêm phế quản, COPD
2. Sử dụng tác nhân điều biến kích thích tế bào – giảm hen suyễn, viêm phế quản, COPD
Theo cơ chế này thì việc sử dụng tác tác nhân điều biến kích thích tế bào có khả năng đạt hiệu quả cao trong điều trị hen suyễn, viêm phế quản, COPD.
Gần đây, chính các nhà khoa học đã phát hiện 2 loại alkaloid trong công thức thảo dược gồm matrine và oxymatrine có tác dụng điều tiết tính dễ bị kích thích của màng tế bào, giảm đáp ứng của màng tế bào với tác nhân dị ứng. Việc sử dụng thảo dược đã đạt kết quả cao trong điều trị và không có bất kỳ tác dụng phụ nào. (*)
3. Minh chứng trên những hiệu quả lâm sàng tại đại học Sinai – Mỹ
Tuy nhiên, để có minh chứng rõ hơn về tác dụng công thức thảo dược trong điều trị hen suyễn, COPD, các nhà khoa học tại đại học Sinai – Mỹ đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng (**). Kết quả là minh chứng hiệu quả cho hướng điều trị: Lập lại cân bằng điện tích màng tế bào – giảm tính kích thích tế bào:
- Hiệu quả tương đương thuốc corticoid: Giảm viêm, giảm phù nề phế quản, giảm tiết dịch nhầy, làm giãn phế quản, tăng dung lượng đường thở, mở rộng đường thở nên giảm được chứng khó thở, thở khò khè, đờm và ho cho người bệnh.
- Giảm tần xuất và mức độ các cơn hen, khó thở cấp tính, giảm mạnh nhu cầu sử dụng thuốc giãn phế quản cấp tính, viêm phế quản, copd. Rất nhiều người không phải sử dụng thuốc điều trị sau 1-3 tháng.
- Tăng cường miễn dịch, tăng cortisol nội sinh, tăng chức năng tuyến thượng thận, giảm tính kích thích tê bào hô hấp quá mức trước các tác nhân dị ứng. Đồng thời, giảm được nguy cơ mắc các bệnh đồng mắc.
- Công thức thảo dược hoàn toàn lành tính, không hề gây tác dụng phụ, có thể sử dụng thường xuyên, liên tục.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị mới và nghiên cứu hiệu quả lâm sàng, các bác sĩ khẳng định: Công thức thảo dược có thể thay thế và bổ sung hiệu quả cho các thuốc điều trị ở bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản, COPD.
Nguồn:
(*): “New Approach in Asthma Treatment using Excitatory Modulator” Ba X Hoang, D.Graeme Shaw, Stephen Levine, Cuong Hoang and Phuong Pham. Phytother Res.2007 Jun; 21(6):554-7
(**): “Efficacy and tolerability of antiasthma herbal medicine intervention in adult patients with moderate-severe allergic asthma”- Ming-Chun Wen, MD, et al. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 2005 Sep; 116(3):517 – 24