Viêm phế quản trẻ em là nỗi lo của hàng triệu bà mẹ Việt. Vì thế, hãy để chuyên gia của suckhoehohap.com cung cấp thông tin về viêm phế quản ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây viêm phế quản trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản trẻ em là do virus. Bệnh thường xẩy ra sau các đợt cảm cúm, cảm lạnh. Đặc biệt là sau khi bị các bệnh về tai mũi họng, phải sử dụng nhiều kháng sinh. Hoặc khi thời tiết trở lạnh đột ngột, ô nhiễm môi trường cũng gây viêm phế quản cho bé. Lúc này, sức đề kháng của bé bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Các yếu tố nguy cơ khác gây viêm phế quản trẻ em như:
- Sống trong không khí có khói thuốc lá.
- Các chất gây ô nhiễm như: khói bụi, hóa chất, khí độc từ các nhà máy…
- Dị ứng.
- Hen suyễn.
Viêm phế quản là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần nhận biết triệu chứng của bệnh để có hướng xử lý kịp thời.
Triệu chứng viêm phế quản trẻ em
Biểu hiện ban đầu:
- Chán ăn, hay khóc, nôn trớ, chảy nước mũi, đau họng.
- Sốt: sốt nhẹ rồi nặng dần, có thể lên trên 38 độ.
Sau đó là các triệu chứng điển hình:
- Ho kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm.
- Nhiều đờm (màu xanh hoặc hơi vàng)
- Sốt
- Viêm họng
- Cơ thể mệt mỏi
- Thở khò khè, khó thở.
Ở trẻ nhỏ, viêm phế quản nếu ở mức độ nhẹ thì không cần dùng thuốc. Khoảng 1-2 tuần, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh có những triệu chứng nặng dần lên thì bố mẹ nên có các biện pháp kịp thời. Ngăn chặn các nguy cơ có thể xẩy ra với sức khỏe của bé.
Điều trị viêm phế quản trẻ em
Việc điều trị viêm phế quản ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ bệnh.
Nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, mức độ còn nhẹ thì không cần dùng thuốc. Bố mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, cải thiện tình trạng khó thở ở bé.
- Giữ ấm đặc biệt là cổ cho bé, khi thời tiết thay đồi, trở lạnh.
- Làm sạch mũi cho bé bằng cách sử dụng nước muối sinh lý.
- Làm sạch khu vực nhà ở, tránh ô nhiễm. Tạo không khí ẩm, thoáng mát để việc thở của bé được dễ dàng hơn.
- Sử dụng chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho bé.
- Không tự ý cho bé sử dụng thuốc giảm ho. Bỏi ho giúp đẩy đờm chứa vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể. Giúp bé dễ chịu hơn.
- Cho bé uống mật ong hoặc mật ong ngâm quất hay các thảo dược làm dịu họng khác cho bé.
Nếu đảm bảo được các yêu cầu trên thì bé sẽ nhanh chóng thoát khỏi viêm phế quản.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như: ho quá 1-2 tuần, thở gấp, thở mệt, da tái, nôn ói…. Trường hợp này, bố mẹ nên mang bé đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn điều trị. Tránh chủ quan, gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bé.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phế quản trẻ em. Mong rằng, bố mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con nhỏ.
Chúc con khỏe – bố mẹ vui!